[Houseki no Kuni] Một thế giới đầy vấn đề

Nhiều thím cho rằng giá mà không gặp em Sên thì đã không ra thế này, nhưng thực ra vốn dĩ thế giới của Bảo Thạch đã đầy rẫy vấn đề mà không mấy ai nhận ra, kể cả người đọc lẫn bản thân các nhân vật

1, Chiến đấu cùng nhau, chơi cùng nhau có vẻ thân thiết nhưng thực ra không ai thân với nhau tới mức có thể bộc bạch cho nhau nghe sầu muộn của mình

Đầu tiên là Dia, Dia thân thiết với hầu hết mọi người, Dia có thể xem là có nhiều bạn, nhưng sự tự ti vì có đứa em tài năng, cảm thấy mình vô dụng dù có độ cứng cao của Dia thì Dia chẳng thể bầy tỏ cùng ai. Đã có lúc Dia muốn biến thành thứ gì đó hoàn toàn khác để không còn phải lo nghĩ gì nữa, nhưng không thể bầy tỏ cùng ai ngoại trừ em sên mà Dia tưởng là Phos

Yellow, đàn anh của cả đám, người lớn tuổi nhất đám, quá mệt mỏi vì cuộc chiến, quá mệt mỏi vì mất anh em đồng đội tới nỗi muốn nằm ngủ mãi như Padpa (cái này có thể xem là muốn chết) nhưng cũng không thể bày tỏ cùng ai ngoại trừ người đồng đội ngủ mãi kia.

Padpa, người lúc nào cũng ngủ và không hề muốn bác sĩ- Rutile tiếp tục chữa trị cho mình trong tuyệt vọng nữa, nhưng cũng không thể bộc bạch với ai, thậm chí không thể nói với Rutile vì biết Rutile có thể suy diễn khác. Cuối cùng chỉ có thể nói cho Phos, cậu em út cũng có vấn đề về cơ thể như mình

Dia thân thiết với mọi người và có vẻ được mọi người quý mến, Padpa và Yellow đều là những đàn anh có tuổi được mọi người yêu thương, tôn trọng. Nhưng không một ai có người mình đủ tin tưởng để nói ra nỗi lòng của mình, thậm chí không thể nói cho thầy- người vừa là thầy vừa là cha của cả đám. Và tất cả những Bảo Thạch thân thiết với 3 nhân vật này đều không nhận ra điều này. Rutile hay đùa với Yellow và là bác sĩ của cả đám nhưng không hề để ý tới bệnh tinh thần của đám này mà chỉ quan tâm đến chữa thể xác.

2, Những Bảo Thạch có cơ thể dị biệt đều bị bỏ mặc

Đầu tiên là Phos, đứa em út của cả đám, đứa có cơ thể dễ vỡ nhất (dù có khả năng cộng sinh cao nhất bù lại) luôn chỉ có một mình. Tất cả những hành động liều lĩnh của Phos hồi chưa có thất bảo đều vì cảm thấy mình vô dụng, có biến mất cũng chẳng sao.”Đằng nào cũng vô dụng thì đánh cược một phen cũng chẳng sao”- đó chính là điều Phos trẻ con ngày xưa đã nói. Nhưng không ai quan tâm, họ đều cho đó là những hành động phiền phức và mong Phos đừng làm gì cả.

Tiếp đó là Antarc, với cơ thể chỉ cứng lại vào mùa đông, đã nhận làm những công việc nguy hiểm với mình suốt bao mùa đông. Chính Antarc đã nói với Phos rằng, với những người có độ cứng thấp thì ngoài dùng cảm (hay còn gọi là liều) ra thì chẳng có gì. Để trở nên hữu dụng, dù nguy hiểm, Antarc vẫn làm. Antarc hầu như không có bạn, Antarc chỉ có thầy. Có thể nói lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Antarc có bạn chính là thời điểm dạy cho Phos. Và với Phos đấy cũng là lần đầu tiên Phos không còn cô đơn nữa. (Chính vì thế Phos mới trở nên ám ảnh vì Antarc)

Cinnabar thông minh, khả năng chiến đấu cao nhưng vì độc tính của mình nên không thể ghép cặp với bất cứ ai. Cinnabar cũng như Phos, nghĩ mình vô dụng, khao khát được trở nên có ích tới độ muốn bị Nguyệt Nhân bắt đi. Nhưng cũng không ai nhận ra, không ai quan tâm, tất cả đều cố tránh xa Cinnabar (trừ Phos và Dia) vì thể chất đó.

Ghost, nhân vật mờ ảo, nhạt nhòa đúng như tên gọi, lúc nào cũng ở trong thư viện, cô độc một mình kể từ lúc đồng đội bị bắt mất. Vì cơ thể là dạng tinh thể 2 lớp, 2 con người cùng trong cơ thể, 2 ý chí cùng trong cơ thể nên nhiều khi gây phiền toái. Chỉ có Lapis- đồng đội cũ ở bên Ghost, Ghost tôn sùng Lapis, làm tất cả vì Lapis, hạnh phúc vì được chỉ đạo. Khi Lapis bị bắt thì Ghost chỉ có 1 mình, không 1 ai đoái hoài, làm công việc không cần phải 2 người.

Ghost luôn cảm thấy mình vô dụng nên chỉ cần có người thấy mình có ích cho họ là Ghost sẵn lòng làm tất cả cho người đó.

Và đoạn khiến tôi suy nghĩ nhất là đoạn này

Thầy là người cứu Ghost, Rutile là người chữa cho Ghost nhưng Ghost lại cảm ơn Phos chỉ vì Phos đã cố gắng cứu Ghost. Phải chăng kể từ lúc Lapis bị bắt đã không còn ai đoái hoài đến Ghost, không ai còn cố gắng cứu Ghost nên Ghost mới cảm thấy biết ơn trước tấm lòng của Phos như thế. (Và đó cũng là lý do tại sao Ghost dù bị bắt đi vẫn sống đúng theo tên gọi với nỗi ám ảnh với Phos- người bạn đồng điệu về tâm hồn sau bao lâu mới có)

Rồi cuối cùng là Alex, một trong các đàn anh, với cơ thể biến đổi khi thấy Nguyệt Nhân (như kiểu đa nhân cách), cũng đã trở nên cô độc sau khi mất đi người đồng đội của mình. Hầu hết các cậu em Bảo Thạch đều cho rằng Alex cuồng Nguyệt Nhân, nhưng Alex không cuồng Nguyệt Nhân vì thích mà đơn thuần là để giữ nỗi căm hận của mình không phai đi.

Với những Bảo Thạch có cơ thể khác biệt, họ bị đẩy ra khỏi nhóm ngay lập tức vì không thể ghép cặp chiến đấu. Khi có ai đó công nhận họ, họ gần như dành toàn bộ quan tâm cho người đó, và khi người đó bị bắt mất họ cũng chẳng còn gì vì ngoài người chấp nhận họ ra không còn ai chấp nhận họ nữa.
PS: Và Cinnabar sau này cũng thế, sẵn sàng làm tất cả cho người đã chấp nhận mình, dù có thể là họ đang lợi dụng mình đi nữa.

3, Lãnh đạm, thờ ơ trước mất mát, nỗi đau và cái chết

Dù được các bảo thạch khác hay bị các bảo thạch khác mặc kệ, số phận chung của tất cả vẫn là bị mọi người lờ đi nỗi đau, không ai nhận ra, không ai để ý. Dường như thứ mọi người quan tâm duy nhất chính là chiến đấu với Nguyệt Nhân vì thầy và chỉ vì thế.

Khi tưởng Phos thành sên, mọi người cho rằng thế cũng được vì đằng nào Phos cũng có làm được gì đâu. Và thế còn đỡ hơn vì không bị Nguyệt Nhân bắt.

Khi Phos mất chân và có được đôi chân chạy nhanh, mọi người cho rằng thế còn tốt hơn vì ít ra cậu ta di chuyển nhanh hơn trước.

Khi Phos mất tay và có được đôi tay mạnh mẽ, có được cơ thể cao lớn. Không ai hỏi tai sao, họ chỉ cho rằng Phos ngầu, Phos hữu ích vì có thể chiến đấu chứ không như xưa. Tất cả mọi người vây lấy Phos vì Phos mạnh mẽ khi chiến đấu, không ai thực sự quan tâm chuyện gì đã khiến Phos từ đứa nhóc thành người lớn chỉ sau một mùa đông.

Khi Phos vỡ nát vì tự trách, vì quá đau khổ khi để mất đồng đôi lần 2. Điều duy nhất Rutile nói chính là đừng làm phiền mọi người nữa, không ai thắc mắc tại sao Phos lại như thế, dường như mọi người chỉ cần các cá nhân có thể chiến đấu và đừng tạo ra bất cứ phiền phức gì cho công việc đó là được (phải chăng vì thế mà Yellow, Dia đều không thể bộc bạch với ai)

Khi Antarc bị bắt, tất cả chỉ cảm thấy hơi buồn và sau đó ngay lập tức quên ngay. Dường như sự hiện diện của người bạn mùa đông đó chẳng có gì đặc biệt. Hoặc vì mọi người cho rằng cậu ta chỉ không ở đây mà đang ở trên mặt trăng thôi.

Sự ra đi của Ghost còn bị xem nhẹ hơn nữa vì dù Ghost ra đi nhưng vẫn có Cairn thay thế. Người duy nhất đau khổ thực sự cho sự ra đi của Ghost chỉ có Phos, đồng đội chưa được bao lâu của Ghost.

Dường như với tất cả, việc mất một ai đó hoặc cái gì đó đã là chuyện quá quen thuộc. Mất tay chân thì có thể thay, mất một bảo thạch khác thì sẽ có bảo thạch khác sinh ra thay thế như Goshe và Morga. Trừ Phos, không Bảo Thạch nào nghĩ rằng việc mọi người bị bắt hay ngủ là chết, họ không có khái niệm chết, chỉ có khái niệm ngủ. Dù bị bắt lên mặt trăng thì mọi người vẫn ở đó, chỉ không gặp lại được. Đó là lý do họ dùng từ đi lên mặt trăng hay bị bắt lên mặt trăng và luôn cố đoạt lại các mảnh để ghép lại dù biết chẳng bao giờ có đủ để ghép.
Phải chăng chính vì lão bất tử, chính vì không biết đau nên Bảo Thạch lãnh đạm trước mất mát, không cảm thấy việc không thể gặp lại khổ sở thế nào và thậm chí còn coi thường luôn cả giá trị của bản thân.

Và ở chap 78, tất cả đều có thể nhận thấy rõ sự lãnh đạm này. Cả đám phân thân thể của đồng loại mình ra, chia ra giấu và vui vẻ như đang chơi một trò chơi vì họ không cho rằng đó là Phos đang chết, Phos chỉ đang ngủ và ở nơi mà họ biết nhưng không gặp được thôi.

Với con người, đây chẳng khác nào đã chết 1 lần, nhưng với tất cả, đây chỉ là ngủ một giấc dài như bao giấc ngủ khác. Về điểm này có lẽ Bảo Thạch với Nguyệt Nhân đều giống nhau, coi thường nỗi đau và cái chết. Vì bất tử và biết Bảo Thạch cũng bất tử nên Nguyệt Nhân cũng làm một việc gần như Bảo Thạch dưới mặt đất đó chính là nghiền Bảo Thạch ra và rải ra mặt trăng mặc dù chí ít thì đám Nguyệt Nhân không làm điều này với bạn bè mình (hoặc vì không thể).

4, Chậm chạp trước sự biến đổi, thờ ơ trước mọi vấn đề

Bảo Thạch rất khù khờ trước cái mới. Đây có lẽ là điều cần thiết để sống bất tử vì đám này có thời gian vô hạn, không cần phải vội trước bất cứ việc gì.

Phos cũng từng chỉ nằm ngủ suốt, lờ đờ, chậm chạp cho đến ngày tìm thấy một mục đích

Trong khi mọi người đang chiến đấu và sắp bị bắt tới nơi, tất cả vẫn bình tĩnh gọi thầy dù biết thừa không được, chỉ vài đứa được gọi đến tiếp viện là đến.

Khung cảnh gọi thầy hài hước này thật trái ngược hẳn với cảnh chiến đấu một mất một còn đang diễn ra.
Rồi lúc tưởng Phos bị biến thành sên, cũng chẳng có ai hơi đâu vội vã tìm cách biến Phos trở lại. Vì Phos vẫn còn đó, chẳng đi đâu cả, thời gian thì còn dài.

Phải chăng vì sự chậm chạp với sự thay đổi này mà khi biết Phos thất bại, tất cả Bảo Thạch trên mặt trăng đều không làm gì, vì cũng đâu có gì vội, Phos vẫn sẽ còn đó, thời gian thì còn nhiều.

Sự chậm chạp với cái mới này khiến đám Bảo Thạch gần như sợ hãi trước sự thay đổi, sợ hãi trước cái mới và lờ đi mọi vấn đề.
Biết thầy có vấn đề nhưng cả đám đều nhất trí không nghi ngờ, tin tưởng mù quáng. Thậm chí dù biết việc tin tưởng mù quáng này có thể là sai, nhưng tất cả đều nhất trí thế.
PS: Ai xem Liar game cũng biết, tin tưởng mù quáng cũng chẳng khác gì thờ ơ, nghi ngờ còn có nghĩa là quan tâm. ày

Với đám này, dường như nghi ngờ thầy là xấu, không nghe lời thầy là hư. Mọi thứ dù đúng hay sai thì phải theo thầy.
Dù thấy thầy có biểu hiện kỳ lạ, dù thấy Phos chất vấn thầy, cũng chẳng ai buồn thắc mắc, tất cả chỉ đứng nghệt ra và mọi thứ vẫn như mọi khi.

Thậm chí đến lúc thấy thầy phản ứng với lời cầu xin của Phos, với những điều chưa biết mà Phos nói. Tất cả đều chọn cách không đối thoại mà một mực tin thầy, vẫn hỏi thầy dù biết thừa thầy không thể trả lời.

Và Bort thậm chí còn cho rằng chỉ kẻ yếu ớt mới cần thay đổi, kẻ yếu ớt thì bị bắt là đương nhiên mà không hề nhận ra những nỗ lực của kẻ yếu ớt như Dia, Phos hay Antarc

Hầu như tất cả Bảo Thạch dường như đều ngại thay đổi, sợ thay đổi, thấy không cần thay đổi. Tất cả điều đó khiến họ lờ đi mọi dấu hiệu của vấn đề xung quanh mình. Họ lờ đi nỗi đau khổ của đồng loại, họ lờ đi nỗ lực của đồng loại, họ lờ đi những dấu hiệu bất thường của những người xung quanh, họ lờ đi cuộc chiến dai dẳng không có lý do và không có hồi kết, lờ đi lý do tại sao một số Bảo Thạch lại bỏ đi, lờ đi việc tại sao Nguyệt Nhân lại tấn công bọn này, lờ đi việc tại sao dù Nguyệt Nhân là kẻ thù nhưng thầy hầu như không tấn công Nguyệt Nhân.
Họ lờ đi tất cả và giả vờ như mọi thứ vẫn thế, mỗi ngày đều đi lang thang canh Nguyệt Nhân, tối thì về chơi đùa cùng nhau, có gì thì hỏi thầy. Dường như mọi thứ sẽ vẫn ổn chỉ cần có thầy.
Có lẽ chăng vì cứ mặc kệ mọi thứ như thế, cứ ù ù cạc cạc, chẳng hiểu bất hạnh là gì cũng chẳng hiểu hạnh phúc là gì nên Jade mới hỏi một câu ngây thơ rằng: “Hạnh phúc mà Phos nói tới là gì nhỉ?”

Tóm lại

Nếu nhìn từ xa, ta có thể thấy xã hội Bảo Thạch khá là hạnh phúc, không biết đến đói khát, mọi người đều yêu thương nhau, luôn sẽ có một đứa em mới ra đời dù cuộc chiến có thể cướp đi người cũ, thầy và cũng là cha của cả đám luôn yêu thương và ở bên. Nhưng nếu nhìn gần thì thế giới đó không hề hạnh phúc, mọi người yêu thương nhau nhưng chỉ ngoài mặt, không ai đủ yêu thương sâu sắc tới mức nhận ra vấn đề của người kia hay để trút bầu tâm sự, những bảo thạch có cấu tạo đặc biệt đều bị đẩy ra khỏi xã hội cho đến khi khả năng của họ có tác dụng gì đó cho cuộc chiến. Người thầy chúng yêu thương cũng có vấn đề không thể nói nhưng không ai cố giải quyết. Cuộc chiến dai dẳng không hồi kết và vòng lặp mất mát vẫn cứ diễn ra không rõ tại sao, cũng không ai hỏi tại sao.

Và so ra thì thế giới của Nguyệt Nhân, một thế giới không đói khát, mọi thứ đều được thỏa mãn, không có kẻ thù, tưởng chừng như thiên quốc nhưng thực ra là địa ngục nhàm chán với những kẻ còn mang theo tập tính của con người cũng tương tự như bên Bảo Thạch.

Cả Nguyệt Nhân và Bảo Thạch đều chung nhau sự bất tử, chung nhau sự lãnh đạm trước cái chết và chung nhau một thế giới tưởng như thiên quốc nhưng thực ra là địa ngục. Điều khác nhau giữa 2 phe có lẽ là: Thế giới Bảo Thạch là thế giới trẻ con, Bảo Thạch ngây thơ, vô tư và cũng vô tâm như trẻ con, đám này không biết chết là gì và không hiểu nói, chỉ xem như trò chơi, không cố làm gì để giải quyết vấn đề của mình. Thế giới Nguyệt Nhân là thế giới người lớn, đám này biết mình làm sai, biết mình tàn nhẫn nhưng vẫn làm để đạt được mục đích, để giải quyết vấn đề của mình.

PS: Chỉ mong ngày nào đó 2 bên chung tay giải quyết vấn đề của cái thế giới bất tử này, giải quyết đống hổ lốn mà tổ tiên- con người, để lại cho cả đám -_-

 

 

 

[Ajin] Giả thiết về nhân vật Gen (zai buộc tóc thuộc team Satou)

Gen có vẻ là bạn thân của Takahashi, hồi xưa ta đã thấy lạ vì khả năng 2 đứa bạn thân đều là Ajin hơi bị hiếm nên có khả năng, hoặc là bọn này quen thân nhau vì đều là Ajin, hoặc là bọn này là bạn thân và 1 trong 2 đứa là con người (giống cặp Kai với Kei). Và có vẻ mọi thứ nghiêng về việc Gen là con người và Takahashi là Ajin hơn. Đặc biệt chap 66 đã khẳng định điều đó.

Nói vậy thì cặp này 2 thằng hơi bị bỉ, 1 đứa là con người nhưng méo sợ chết vẫn cứ tham gia trò khủng bố của Satou. Một đứa thì biết bạn và mình có thể gặp nguy hiểm mà vẫn cho đi cùng. Thảo nào 2 đứa này lại đu theo Satou :v

PS: Tính ra cặp này là cặp bạn bè thứ 3 có 1 đứa là Ajin trong bộ này đấy

 

[Houseki no Kuni] Tập hợp tất cả những tính chất của bảo thạch

1, Về cơ bản Bảo thạch không có giới tính do không phải là người (mà là ngọc) tuy nhiên tác giả đã ghi là chọn cách xưng hô kiểu nam do không có kiểu xưng hô trung tính (nên đừng thấy lạ khi vài Bảo Thạch trông nữ tính nhưng lại xưng hô kiểu nam hay thắc mắc về giới tính)

2, Trí nhớ của Bảo thạch nằm trong mọi phần thân thể nên mất phần thân thể nào sẽ mất 1 phần ký ức nhưng không chết và chỉ cần tập hợp đủ ở mức độ nào đó là có thể tái sinh (chap 1, 2 manga/ anime)

3, Inclusion là tên của vi sinh vật trong cơ thể bảo thạch, đồng thời cũng có nghĩa là thể vùi. Thể vùi  các thể nhỏ không sống, bao gồm các chất dự trữ và các chất bài tiết, có 4 loại thể ẩn nhập chính trong tế bào thực. Inclusion trong cơ thể Bảo Thạch hấp thụ ánh sáng chuyển hóa năng lượng giúp bảo thạch di chuyển nên hầu như buổi tối bảo thạch không hoạt động vì không có đủ năng lượng (giống như cây cối vậy) (chap 1, 2 anime/manga)

4, Trừ thầy Kongou, tất cả tên bảo thạch đều là tên các loại đá quý, đá băng, đá dung nham… Tên của sinh vật dưới biển hầu như là tên ngành. Tên của Nguyệt Nhân là tên loài

5, Về cơ bản thì Yellow, Padparadscha, Alex, Euc, Peridot, Sphene đều lớn tuổi hơn các bảo thạch còn lại tuy nhiên do các bảo thạch trung tuổi đã ở với các bảo thạch lớn tuổi rất lâu (Rutile được xếp vào dạng trung tuổi nhưng tuổi bảo thạch lớn đều tầm 2k trở lên nên chắc trung tuổi cũng trên 1k) nên vẫn xưng tớ cậu với nhau.
Phos nhỏ tuổi nhất đám (nhưng cũng 300 tuổi) nhưng do tính cách lầy lội, tự sướng, mặt dày nên chỉ gọi vài người Phos xem là anh là anh (để Phos gọi Cinnbar, Ghost rồi Cairngorm là anh nghe cứ sao sao ấy :v ). Zircon thì kiểu ngoan hiền nên hầu như gọi mấy người khác là anh hết.

6, Các Bảo Thạch khi trái tim dao động (đau đớn, tức giận, tuyệt vọng) sẽ tự vỡ

 

7, Các Bảo Thạch không chỉ vỡ do va chạm mà khi chạm trực tiếp vào nhau cũng sẽ vỡ do phản ứng cự tuyệt của vi sinh vật bên trong cơ thể (Chap 44, chap 65)

 

[Houseki no Kuni] Ý nghĩa của Houseki no Kuni

Ý nghĩa của Houseki no Kuni

Chắc mọi người đều biết triết lý của đạo Phật chính là: Đời là bề khổ, sống là khổ vì con người không thể nào thỏa mãn, dù có đạt được cái mong ước đi nữa thì cũng chỉ vui vẻ nhất thời rồi lại thấy hụt hẫng và phải đặt một mục tiêu khác để tiếp tục thế nên dù là người giàu hay kẻ nghèo thì vẫn luôn có cái khổ riêng của mình. Cách duy nhất để không thấy đau khổ chính là không quan tâm đến nó, lờ nó đi. (Có thể đọc thêm Lược sử loài người để biết thêm vụ này) Đó chính là lý do cuộc sống bất tử hoàn toàn không phù hợp với một giống loài tư duy phức tạp như loài người.
Hồi ep gặp em sên ta cũng từng nói chủ đề của bộ này là về sự bất tử và đến chap này thì nó hoàn toàn rõ ràng
Em sên từng nói “Cái chết ban cho ta giá trị của sự sống”
Euc từng nói “Bảo thạch chúng ta rất chậm chạp trước sự thay đổi có lẽ vì sống bất tử”
Và điều này cũng từng được nói đến trong một chap truyện của tác giả 3F http://truyentranhonline.vn/mojako/?id=33673
Để có thể sống bất tử các bảo thạch sống rất từ từ, chậm rãi và ngây thơ

Tuy nhiên Nguyệt Nhân có cuộc sống bất tử nhưng lại giữ nguyên tập tính và sự phức tạp của con người, con người vốn là loài có thời gian hữu hạn và họ đặt cho mình cái đích để đạt được trước khi chết hoặc sẽ bỏ nó để chuyển sang cái khác vì biết thời gian mình có hạn. Tuy nhiên Nguyệt Nhân lại có thời gian vô hạn, chẳng khác nào chạy trên một con đường không có đích đến, dù có thử hết cái này đến cái khác thì sau hơn vài vạn năm (còn hơn số tuổi của yellow là gần 4k năm) mọi thứ cũng trở nên quen thuộc và nhạt nhẽo giống như ăn mãi 1 món một tháng vậy =-=. Rốt cuộc thì cuộc sống của con người đã trở thành lời nguyền ám lên cả đám Nguyệt Nhân và biến Thiên giới nơi mọi người bất tử bất lão không có bất cứ thứ gì đe dọa và được thỏa mãn mọi thứ thành địa ngục bất tử

Tiếp tục đọc

[Houseki no Kuni] Giới thiệu về các Bảo Thạch

Do số lượng nhân vật hơi nhiều nên ta sẽ chỉ giải thích những nhân vật chính nhất

Tên bảo thạch Loại đá tương ứng Đặc tính/ Ý nghĩa tên
金剛先生

 

Không có Thầy Kongou

Tên của ông thầy nghĩa là Kim Cang, trong Phật giáo ám chỉ thứ thứ cứng nhất thế giới, không thể phá hủy. Đồng thời cũng là tên vũ khí của thần Indramột vị thần sấm sét trong đạo Hindu.
Tên đầy đủ là Kongou Daijihishou Jizou bồ tát, một vị bồ tát bên nhật chuyên bảo vệ trẻ con (theo Hoozuki thì không nhầm là như thế), phiên âm hán việt là: Kim Cang Đại Từ Bi Tinh Địa Tạng Bồ Tát

 フォスフォフィライト  240px-Phosphophyllit mineralogisches museum bonn Phosphophyllite
Quặng: Phốt phát
Công thức: Zn2Fe (PO4) 2 • 4H2O
Màu sắc: Xanh lục nhạt đến không màu
Tên của nó bắt nguồn từ thành phần hóa học của nó. Và trong tiếng Hi Lạp, nó có nghĩa là “lá”, dễ vỡ và quý hiếm vì màu xanh lục đặc trưng
 ダイヤモンド  Diamond stone2  Diamond 
Quặng: Kim cương
Công thức: C
Màu sắc: Không màu
Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của cacbon (dạng còn lại là than chì), có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn. Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo. Chúng là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác, những tinh thể cacbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được.
 ボルツ  Bort stone Bortz
Quặng: Kim cương
Công thức: C
Màu sắc: Đen
Kim cương đen còn được biết đến dưới tên khoa học là Carbonado, là một dạng thù hình cứng nhất và không tinh khiết của kim cương đa tinh thể bao gồm kim cương, than chì và carbon vô định hình.
 アンタークチサイト  Antarc stone Antarcticite
Quặng: Halide
Công thức: CaCl2·6H2O
Màu sắc: Không màu
Antarcticite là một khoáng sản hiếm gặp, được tìm thấy lần đầu tiên ở Nam Cực do sự kết tinh của muối có nồng độ cao. Hòa tan với chất lỏng ở nhiệt độ phòng, dễ vỡ, nhạy với nhiệt và luôn phải được giữ trong lọ kín
     Ghost Quartz
Quặng: Oxit
Công thức:
SiO2
Màu sắc:
Không màu
Tên thường gọi là Phantom quartz hay Thạch anh rêu. Để hình thành được những viên đá như vậy là cả một quá trình phát triển rồi ngưng rồi lại phát triển. Tinh thể thạch anh cũng như cây cối, chúng có sự phát triển và lớn lên nhờ vào Sio2. Đó cũng có thể gọi là thức ăn của chúng. Khi chúng đói ăn chúng ngừng phát triển. Lúc này trong một điều kiện nào đó, bụi hoặc rêu lọt vào bám trên các tinh thể và khi Sio2 lại được cung cấp thì chúng tiếp tục lớn lên và ôm trọn mảng bụi hay rêu vào lòng tạo nên những hình thù nhìn có vẻ ma quái 🙂 Thế nên nó mới có cái tên là Phantom Quartz (Thạch anh bóng ma – Việt Nam chúng ta hay gọi là Thạch Anh rêu).
 Cairn  USDA Mineral Smokey Quartz 93v3949  Cairngorm
Quặng:
Oxit
Công thức:
SiO2
Màu sắc:
màu nâu xám, đục
Là một loại Smoky quartz (Thạch anh ám khói) được tìm thấy ở ngọn núi Cairngorm, nó thường có màu vàng nâu xám nhưng một số có màu xám nâu. Thạch anh ám khói là các biến thể nâu đến đen của thạch anh.Giống như các đá quý thạch anh khác, có có tinh thể của silic điôxít. Màu ám khói của nó là do các silic tự do, được thành tạo từ silic điôxít bởi các bức xạ tự nhiên.
 イエローダイヤモンド  Yellow Dia stone2  Yellow Diamond
Quặng:
Kim cương
Công thức:
C
Màu sắc: 
Tất cả màu
 ジルコン  Zircon stone2

Zircon
Quặng: Zircon
Công thức:
ZrSiO4
Màu sắc:
Xanh, đỏ, vàng vàng, cam, đỏ, nâu, xanh, không màu
Tên gọi “zircon” có thể xuất phát từ tiếng Siri cổ ܙܐܪܓܥܢܥ zargono, từ tiếng Arap zarqun (زرقون), nghĩa là màu đỏ son, hoặc từ tiếng Ba Tư zargun (زرگون), có nghĩa là màu vàng. Những từ này được biến đổi thành “jargoon”, một thuật ngữ áp dụng cho màu sắc sáng của zircon.

 ルチル  Rutile stone  Rutile
Quặng: Oxit
Công thức: TiO2
Màu sắc: Đỏ nâu, đỏ, vàng nhạt, xanh nhạt, tím, cỏ xanh, đen
Rutil là một khoáng vật phụ phổ biến trong đá biến chất nhiệt độ cao và áp suất cao, và trong đá mácma. Về mặt nhiệt động lực học, rutil là đa hình ổn định nhất của TiO2 ở mọi nhiệt độ, thể hiện tổng mức năng lượng tự do thấp hơn so với giai đoạn siêu bền của anatas hoặc brookit.
 パパラチア  Paparadscha stone2  Padparadscha
Quặng: Oxit
Công thức: TiO2
Màu sắc: Đỏ nâu, đỏ, vàng nhạt, xanh nhạt, tím, cỏ xanh, đen
Là Sapphire màu Fancy ( Thường xử lý nhiệt ). Sapphire có mầu hồng cam có thể đôi lúc được gọi là “padparadscha”, một cái tên có nguồn gốc tiếng Sanskrit  hàm ý nhắc tới loài hoa sen.
 アメシスト84・アメシスト33  Amethyst stone1  Amethyst
Quặng: Quarts
Công thức: SiO2
Màu sắc: Màu tím
Ametit (tiếng Anh: amethyst) hay còn gọi là ngọc tím và tử ngọc là một loại thạch anh màu tím, thường được sử dụng làm đồ trang sức. Trong tiếng Hy Lạp từ amethystos (αμέθυστος) có thể được dịch là “không bị say”. Ametit còn được xem là một loại thuốc có thể chống lại sự say rượu, đều này giải thích tại sao các cốc uống rượu thường khảm ametit vào
 アレキサンドライト  Đá Alexandrite thay đổi mầu sắc giữa ánh sáng ban ngày và ánh sáng đèn sợi đốt  Alexandrite
Quặng: Oxit
Công thức: BeAl2O4
Màu sắc: Xanh lá cây trong ánh sáng ban ngày, màu đỏ tía trong ánh sáng đèn sợi đốt (đó là lý do Bảo Thạch này đổi màu tóc được)
Alexandrite là một trong những loại hiếm nhất trong số tất cả các loại đá quý có màu hiện nay. Đặc biệt hơn, nó là một trong số loạt đá quý thay đổi màu sắc rất hiếm thuộc họ Chrysoberyl (cyclosilicate-silicat vòng). Mặc dù tên của chúng, Chrysoberyl, là một hợp chất có chứa nhôm và berilium, nhưng chúng không thực sự thuộc nhóm khoáng vật beryl. Chúng được phân loại như một nhóm khoáng sản độc lập riêng.
 Lapis and phos-0  320px-Lapis lazuli block  Lapis Lazuli
Quặng: Đá
Công thức: Hỗn hợp các hợp chất + lazurit
Màu sắc: Xanh lam
Lapis lazuli được người xưa tin thờ nên công dụng và giá trị rất cao, người Ai Cập thường dùng Lapis lazuli trong những ngôi đền bởi họ tin đây là tinh thể đến từ thiên đường (màu xanh của nó gợi đến bầu trời và những đốm pyrite trắng nhỏ nhắc ta nhớ đến những ngôi sao trên trời)
 モルガナイト  Morga stone2  Morganite
Quặng: Beryl
Công thức: Be3Al2Si6O18
Màu sắc: Hồng đến màu cam-hồng
Morganite là một loại beryl có màu hồng, là “mẹ của mọi loại tinh thể quý”. Nó được phát hiện vào thế kỉ này bởi John Morgan, nhà tư bản công nghiệp mà nó được đặt tên theo.
 ゴーシェナイト  Goshe stone2  Goshenite
Quặng: Beryl
Công thức:
Be3Al2SiO6
Màu sắc: Trắng, không màu
Cái tên goshenite xuất xứ từ tên vùng đất Goshen ở Massachusetts, Mỹ, nơi nó được tìm thấy lần đầu tiên. trên thực tế, nó đã được sử dụng từ rất lâu dưới tên gọi của thạch anh.
ベニトアイト  Benitoite stone2   Benitoite
Quặng:
Silicat
Công thức:
BaTiSi3O9
Màu sắc:
Không màu, xanh nước biển
Nó được George D. Louderback mô tả đầu tiên năm 1907, ông đã đặt tên nó là benitoite vì nó có mặt ở gần thượng nguồn của sông San Benito ở Quận San Benito, California.
 ネプチュナイト  Neptunite stone  Neptunite
Quặng: Silicat
Công thức:
KNa2Li(Fe2+, Mn2+)2Ti2Si8O24
Màu sắc:
Đen, nâu cam
 ユークレース  Euclase stone  Euclase
Quặng: Silicat
Công thức:
BeAlSiO4(OH)
Màu sắc:
Bóng xanh, không màu, trắng, ánh sáng màu xanh lá cây

 ジェード  Jade stone2 Jade
Quặng: Jadeite và Nephrite
Công thức: NaAlSi2O6 và Ca2(Mg,Fe)5Si8O22(OH)2
Màu sắc:
Xanh, trắng, cam, vàng, hoa oải hương, đen
Việt Nam gọi là ngọc thạch, là một loại đá quý màu xanh thường dùng để làm vật trang sức hoặc trang trí. Những tạo tác bằng ngọc thạch sớm nhất được khai quật từ các di chỉ thời tiền sử là những vật trang sức đơn giản mang hình hạt chuỗi, cúc áo, hoặc hình ống. Ngoài ra, ngọc thạch cũng từng được dùng làm đầu rìu, dao, và các loại vũ khí khác.
 シンシャ  Cinnabar stone

Cinnabar
Quặng: Sulfide
Công thức: HgS
Màu sắc: Đỏ, nâu đỏ
Tên tiếng Việt là Chu sa,  là các tên gọi dành cho loại khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ, rất độc. Do độc tính cao của thủy ngân, cả việc khai thác chu sa và tinh luyện thủy ngân đều rất độc hại và theo dòng lịch sử nó là nguyên nhân gây ra ngộ độc thủy ngân. Cụ thể, người La Mã coi việc kết án buộc lao động trong các khu mỏ khai thác chu sa như một dạng án tử hình. Người Tây Ban Nha cũng sử dụng lao động cưỡng bức ngắn hạn tại các khu mỏ Almadén, với tỷ lệ 24% tử vong trong một chu kỳ 30 năm

   Gemperidot  Peridot
Quặng: Silicate
Công thức: (Mg, Fe)2SiO4
Màu sắc: Xanh ô liu
Peridot là tên theo tiếng Anh dùng để chỉ một biến thể có màu lục của khoáng vật olivin, là loại silicat chứa Mg và Fe với hàm lượng Mg lớn hơn Fe. Peridot là loại đá đại diện cho những người sinh tháng 8. Với màu sắc lục phớt vàng đặc trưng (màu oliu)đây là một đá quý hết sức đặc biệt, có trong các đá núi lửa và trong cả thiên thạch rơi xuống trái đất. Người La Mã gọi peridot là “emerald hoàng hôn” vì màu lục của chúng không tối vào ban đêm và vẫn thấy được dưới ánh đèn. Người ta cho rằng peridot giúp tăng thêm sức mạnh cho bất kỳ loại thuốc nào.
    Sphene
Quặng: Nesosilicate
Công thức: CaTiSiO5
Màu sắc: Nâu, xám, vàng, xanh lá cây hoặc đỏ.
Titanit, hay sphene (từ tiếng Hy Lạp sphenos (σφηνώ), là góc cạnh), là một loại khoáng vật silicat canxi titan với công thức hóa học CaTiSiO5. Các tạp chất dạng vết như sắt và nhôm cũng có mặt. Cũng có các nguyên tố đất nhiếm như xeri và yttri; canxi có thể được thay thế một phần bằng thori.
レッドベリル Red Beryl stone2  Red Beryl
Quặng: Silicat
Công thức: Be3Al2Si6O18
Màu sắc: Đỏ.
Beryl là một loại khoáng vật nhômberili silicat có công thức hóa học Be3Al2(SiO3)6. Tinh thể của nó kết tinh theo hệ sáu phương với kích thước từ rất nhỏ đến vài mét. Các tinh thể cụt tương đối hiếm gặp. Beryl tinh khiết không màu, nhưng nó thường có lẫn tạp chất, khi đó nó cho màu lục, lam, vàng, đỏ, và trắng. Beryl thường được dùng làm đồ trang trí cho quần áo nên Red Beryl chuyên về thời trang.
 オブシディアン  Obsidian stone2 Obsidian
Quặng: Mineraloid
Công thức: SiO2 (Nguyên chất)
Màu sắc: Đen
Obsidian còn gọi là đá vỏ chaihắc diện thạch là một dạng thủy tinh núi lửa tự nhiên được tạo ra ở dạng đá mácma phun trào.Nó được tạo ra khi dung nham felsic phun trào ra từ núi lửa và nguội lạnh nhanh nên bên trong nó có các tinh thể rất nhỏ. Obsidian thường được tìm thấy ở rìa của các dòng dung nham rhyolit, vì thành phần hóa học của nó nhiều silica, tạo ra độ nhớt và mức độ trùng hợp của dung nham cao. Sự kiềm hãm khuếch tán nguyên tử qua dung nham bị polymer hóa và độ nhớt cao này được lý giải là do thiếu sự phát triển của tinh thể. Do thiếu các cấu trúc tinh thể nên các rìa của nó có thể đạt đến độ mỏng gần như ở kích thước phân tử, vì vậy mà người tiền sử đã sử dụng nó làm các dụng cụ có đầu nhọn và các lưỡi (dao) bén, và trong hiện đại nó được dùng làm lưỡi dao mổ. Đó là lý do tại sao Obsidian chuyên chế tạo vũ khí.

 

 

[Ajin] Giả thiết về phần ngón tay của IBM

Thực ra ta để ý vụ phần ngón tay của IBM biến đổi liên tục lâu rồi nhưng ban đầu ta nghĩ là do nét vẻ của tác giả thay đổi, nhưng đến nay thì ta nghĩ lại có khả năng không phải vậy vì ở chap 51 tác giả đã cố tình vẽ cấu tạo Satou khác bình thường để bật mí kế hoạch.

Trong bài [Ajin] Giới thiệu về các IBM trong Manga cho đến giờ  thì rõ ràng là phần ngón tay của IBM của Tanaka là biến đổi nhiều nhất nhưng sau đó ta nhận ra không phải chỉ của Tanaka mà của Okuyama và gần đây nhất là Takahashi cũng đều thế.

IBM của Tanaka không có tay theo kiểu bình thường như các IBM khác mà thay vào đó là một bộ móng gồm 3 móng dài, 1 móng ngắn hơn ở trông như chân gà

image

Và lớn hơn chiều ngang cơ thể người

image

Cánh tay+bộ móng của IBM của Tanaka cực kỳ dài, nó thậm chí dài đến đầu gối

image

Tuy nhiên trong chap đánh nhau với Izumi ở tòa nhà cao tầng thì nó rút ngắn lại

Và rõ là hồi nó cầm súng bắn Kei, các ngón tay cũng được rút ngắn lại rõ rệt

image

Tiếp đến là IBM của Okuyama, rõ ràng trong lần gặp đầu tiên nó có ngón tay vô cùng dài, dài tới quá khửu chân và không hề có móng

image

Tuy nhiên, cũng trong phần đánh nhau ở trong tòa nhà, các ngón tay của nó đã được thu ngắn lại một cách rõ rệt

image

Ngón tay IBM của Takahashi rất béo và khó mà nghĩ nó có thể đeo găng tay

image

Tuy nhiên trong chap 52 nó đã đeo vừa cái găng tay

Cũng như thế, IBM của Kotobuki có cánh rất dài

image

khó mà nghĩ là nó có thể sải đôi cánh đó thoải mái trong căn phòng của nhà tù được, chưa kể nó còn dùng cánh đập đám người kia nên khả năng cao là nó cũng co duỗi được vì nếu cánh quá dài như ở trên sẽ rất khó để cử động trong một không gian hẹp như trong nhà tù và khả năng va chạm với đồ xung quanh rất cao nhưng nó không hề gặp trở ngại gì khi tấn công cả.

Ngoài ra Ogura từng gọi phần móng tay và phần mồm (tùy con mới có) của IBM là “cơ quan vết tích của linh hồn” vì vũ khí sơ khai của con người là móng tay và răng (giống như ở động vật nhưng sau khi tiến hóa thì nó đã bị thoái hóa do không còn cần nữa), do vậy rất có khả năng phần ngón tay có khả năng thu vào, duỗi ra như móng chân động vật để phù hợp với từng mục đích và rất có thể IBM có cánh cũng có thể thu cánh vào tựa như cánh chim để có thể hoạt động tự do ở không gian hẹp hay đi dưới đất.

Kết quả hình ảnh cho chân mèo

Kết quả hình ảnh cho cánh chim cụp lại

 

[Anime Review] Yuri!!! On ice

Anime: Yuri!!! On ice

Vietsub: Yuri!!! On ice

 

 

 

Không phải mình spoil hay review gì, chỉ muốn hét lên rằng, coi ngay anime này đi! Trời ạ, gay quá là gay! Hôm kia tình cờ thấy bài rủ rê trên vns, đi down về coi thử vì dân tình đồn nó hint còn hơn hàng thứ thiệt. Và quả nhiên, so với những bộ anime BL hôn hít tắt đèn thì bộ này ‘hint’ mà còn ‘lộ’hẳn, cưới nhau luôn rồi mà không chịu xếp nó vào thể loại BL là tại sao!?

 

Đây là anime thể loại về trượt băng. Mình thì khá thích trượt băng nhưng phải là kiểu cổ điển, vì ngày xưa tình cờ xem một màn trình diễn cổ điển, tuyệt đẹp mộng ảo y như thấy cảnh tiên, tuyển thủ uyển chuyển thướt tha, dù là nam nhưng mình xem mê mẩn như đang được thấy vị tiên lướt nhẹ. Nên sau này mình không chịu nổi khi xem thể loại trượt băng hiện đại kết hợp với các bước nhảy đầm.

 

Anime này thì trượt băng xem cũng khá thích, mặc dù nó không được lung linh bằng xem người thật trượt.

Tiếp tục đọc